Home / Đời Sống & Pháp Luật / Kết qủa cho hung thủ sát hại nạn nhân vụ Huỳnh Văn Nén

Kết qủa cho hung thủ sát hại nạn nhân vụ Huỳnh Văn Nén

Báo Dân trí đưa tin, 8h45 ngày 20/2 phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thọ (SN 1975 tại Bình Thuận) – hung thủ giết người khiến ông Huỳnh Văn Nén bị tù oan bắt đầu, chủ tọa phiên tòa thẩm phán cao cấp Nguyễn Hữu Ba đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tuy nhiên, do tính chất vụ án kéo dài phức tạp nên HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa để tiếp tục nghiên cứu hồ sơ.

Cũng theo báo Dân trí, trước đó, tháng 8/2016, TAND tỉnh Bình Thuận đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Thọ 20 năm tù về tội ‘giết người’, 3 năm tù về tội ‘cướp tài sản’, tổng hình phạt bị cáo Thọ phải chấp nhận là 20 năm tù (theo bộ luật hình sự năm 1995 tù có thời hạn không quá 20 năm tù).

Đồng thời, buộc bị cáo Thọ bồi thường 124 triệu đồng tổn thất tinh thần và mai táng phí cho đại diện gia đình bị hại. Còn về Hồ Thanh Việt, do qua đời đã lâu và ngoài lời khai của bị cáo không có căn cứ nào khác nên HĐXX không cho rằng không có căn cứ để xem xét.

Không đồng tình với bản án sơ thẩm, gia đình bị hại đã kháng cáo toàn bộ bản án. Theo bà Phạm Thị Hồng, người đại diện hợp pháp gia đình bị hại, mức án 20 năm tù mà TAND tỉnh Bình Thuận tuyên phạt bị cáo Thọ là quá nhẹ chưa tương xứng với mức độ hành vi mà Thọ đã gây ra.

bi-cao-huynh-van-nen

Cùng đưa tin về vụ việc, thông tin thêm trên báo Tri thức trực tuyến, sáng cùng ngày, ông Nén cũng tới TAND tỉnh Bình Thuận xong không vào dự phiên tòa. Ông Nén cho rằng không muốn quay lại nơi đã khiến mình bị ám ảnh trong suốt nhiều năm qua.

Cũng theo báo Tri thức trực tuyến, bản thân “người tù thế kỷ” cho rằng mức án 20 năm tù đối với Thọ là xứng đáng. Một lần nữa người đàn ông từng mang tội oan khẳng định: “Người khiến tôi bị oan sai là các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận chứ không phải Thọ”.

Một số điều khoản làm căn cứ khi Thọ bị tuyên án:

Điều 93. Tội giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a)  Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

n)  Có tính chất côn đồ;

o)  Có tổ chức;

p)  Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *