Con cái là sinh linh bé bỏng và bậc cha mẹ luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh đôi để an tâm lập nghiệp, đòi hỏi nhiều cặp vợ chồng trẻ phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả vật chất và tinh thần, đặc biệt là tài chính vững chắc.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn lập ra một kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp con được hưởng sự phát triển toàn diện nhất.
Những hạng mục tài chính cần chuẩn bị
Chi phí khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là một quá trình cần thiết nhằm đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và kịp thời đưa ra những giải pháp nếu gặp rủi ro về khả năng sinh nở. Theo bộ Y Tế khuyến cáo, 2 lần/ tháng là chu kì thời gian hợp lý nhất, trong đó, chi phí cho 1 lần khám sẽ dao động từ 400.000 – 1.000.000 đồng tùy thuộc vào độ uy tín của mỗi đơn vị.
Chi phí bồi dưỡng sức khỏe
Sinh đôi đòi hỏi sự hấp thụ các chất dinh dưỡng gấp nhiều lần người bình thường nên việc bổ sung thực phẩm chức năng, vitamin cần thiết luôn là yếu tố hàng đầu. Ngân sách chi trả cho những vật phẩm này không hề nhỏ khi chất lượng càng tốt thì giá thành sản phẩm càng cao.
Chi phí sinh đẻ
Trước khi mẹ bầu sinh thai nhi, gia đình phải đóng một khoản phí dao động ở mức vài triệu đồng dùng để chi trả cho những vấn đề phát sinh như hồi phục sức khỏe của mẹ, tắm rửa, chăm sóc trẻ sơ sinh,… Trung bình một đứa bé chào đời các bậc phụ huynh đã phải gánh chịu chi phí dịch vụ trọn gói với mức thấp nhất là 10 – 20 triệu đồng và có xu hướng leo thang mạnh mẽ trong tương lai.
Chi phí sinh hoạt cho em bé
Khoản phí dài hạn đòi hỏi ngân sách dự trữ lâu năm sẽ là trở ngại lớn nếu cha mẹ không biết sắp xếp và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Cùng điểm qua một vài ví dụ nổi bật sau đây:
- Tiền sữa cho bé: Người ta thường nói sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Nhưng không phải ai cũng sở hữu nguồn sữa dồi dào như vậy, không ít người đã phải tìm đến giải pháp là những thương hiệu sữa ngoại uy tín và chất lượng. Tất nhiên, kèm theo đó là chi phí khổng lồ và đòi hỏi phải duy trì trong một khoảng thời gian dài.
- Đồ dùng cá nhân: Trang bị những nhu yếu phẩm cơ bản để trẻ được phát triển cả về mặt thể chất và tinh thần. Tùy vào mỗi giai đoạn, bé sẽ có nhu cầu sử dụng những vật phẩm nhất định như bỉm, nôi, quần áo sơ sinh,… nên các bậc phụ huynh cần có phần kinh phí dự trù để trang trải.
- Nhà trẻ: Đã đến lúc người mẹ phải quay trở lại công việc cùng gánh vác chi phí sinh hoạt, điện nước, nhà cửa sau 6 tháng tu dưỡng thai kỳ. Lúc này, học phí chăm nom trẻ tại các trường mẫu giáo là khoản chi không hề nhỏ nên ăn tiêu tiết kiệm là hạng mục cần thiết số 1 trong kế hoạch chi tiêu của mỗi gia đình.
- Các chi phí bệnh tật, ốm đau phát sinh khác
Làm thế nào để xây dựng một kế hoạch tài chính thông minh?
Sau khi tham khảo hàng loạt những vấn đề phải chi trả trước mắt, các cặp vợ chồng có thể bắt đầu tính toán và lên kế hoạch chào đón thành viên mới bằng những biện pháp sau đây:
- Mở tài khoản tiết kiệm chung mỗi tháng sao cho đáp ứng chi trả được ít nhất 3 năm đầu của thai nhi
- Cắt giảm những khoản chi tiêu tốn kém như ăn uống, mua sắm online,…
- Tận dụng tối đa những vật dụng của các em bé khác nếu thu nhập hai vợ chồng không quá dư giả
- Mua bảo hiểm thai sản phòng tránh những chi phí ngoài ý muốn
Sinh con là việc hệ trọng của cả đời người, đặc biệt là sinh đôi. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện tài chính để sẵn sàng chi trả cho những khoản phí khổng lồ. Nhờ hình thức vay tiền nhanh, vay tiền online đã tạo điều kiện giúp không ít cặp vợ chồng trẻ thỏa mãn ước mơ làm cha làm mẹ.
Tuy nhiên, bạn cũng cần xây dựng một thói quen chi tiêu hợp lý đảm bảo các khoản vay đều được thanh toán đúng hạn bởi không ai muốn phải lao động cật lực để chi trả khoản lãi suất cắt cổ sau này.
Luyện tập khả năng chi tiêu thông minh là tiền đề quan trọng cho sự phát triển và nuôi dưỡng trẻ trong tương lai. Vì vậy, các bậc phụ huynh đừng chần chừ gì nữa mà hãy tự thiết lập một kế hoạch cho riêng mình ngay từ bây giờ.