Home / Bệnh Da Liễu / Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Bên cạnh việc áp dụng hỗ trợ điều trị tổ đỉa bằng phương pháp Tây y, trong dân gian cũng có nhiều phương pháp giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng ngứa, viêm nhiễm bằng lá trầu không.

Bệnh tổ đỉa là gì ?

Bệnh tổ đỉa hay còn được dân gian gọi là chàm tổ đỉa, một trong những thể trạng của bệnh Eczema với những tổn thương là mụn nước, vết phồng rộp dưới da ở rìa bàn tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

– Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa nhưng chủ yếu là những yếu tố sau đây:

+ Những người thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nước tẩy nước, xà phòng, xăng hoặc dầu khiến da bị tổn thương, yếu đi và dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có tổ đỉa.

+ Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, đặc biệt là tụ cầu vàng từ nguồn nước, thực phẩm kém vệ sinh cũng khiến tổ đỉa phát triển và trở nên trầm trọng.

– Để biết được mình có đang mắc bệnh tổ đỉa hay không, bạn có thể quan sát một số biểu hiện đặc trưng dưới đây:

+ Các mụn nước và nốt phồng nhỏ li ti, nằm dưới da và rất khó bị vỡ. Ở nhiều trường hợp, các nốt phồng này sẽ lặn đi và liên kết lại để tạo nên những mụn nước lớn hơn.

+ Tại những vị trí này, người bệnh cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn.

+ Nếu gãi quá mạnh, các mụn nước có thể vỡ ra và chảy huyết thanh khiến bạn cảm thấy rất đau đớn. Lúc này, vết thương sẽ tạo lỗ và rất khó lành.

+ Sau một thời gian, da bạn sẽ bị rỗ, tạo sẹo gây mất thẩm mỹ.

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không

Trong dân gian, trầu không là một ví thuốc rất quen thuộc, đặc biệt trong việc chữa bệnh ngoài ra, trong đó có tổ đỉa.

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không cùng phèn chua

– Để tạo ra được đơn thuốc, bạn cần chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không cùng với 1 cục phèn chua. Để có công dụng hiệu quả và an toàn với người bệnh, hãy chọn những lá trầu không sạch, tươi, tốt nhất là hái tại vườn.

– Sau đó, bạn hãy rửa sạch lá trầu không, vò nát rồi đun kỹ với nước sôi..

– Tiếp theo, bạn hãy cho phèn chua vào phần nước này đến khi tan hết rồi pha thêm nước để cho mau nguội.

– Hãy dùng nước này để lau và rửa vết thương do bệnh tổ đỉa gây nên rồi dùng khăn mềm để lau khô lại.

– Thực hiện cách này 1 – 2 lần/ngày sẽ giảm ngứa ngáy, sát khuẩn vết thương hiệu quả.

Chữa tổ đỉa bằng trầu không cùng muối biển

ho-tro-dieu-tri-benh-to-dia-1

Trầu không đun cùng với muối biển để rửa vết thương tổ đỉa rất hiệu quả 

– Với 10 – 15 lá trầu không cùng 2 muỗi cà phê muỗi là bạn sẽ có được một dung dịch nước dùng để sát khuẩn vết thương rất công hiệu.

– Cụ thể là, sau khi rửa sạch trầu không, bạn hãy tiến hành vò nát, cho vào nồi và đun sôi cùng muối biển.

– Chờ đến khi nước này nguội đi thì dùng để rửa tại những vị trí viêm nhiễm cho tổ đỉa gây ra.

– Thực hiện sát khuẩn vết thương như thế này khoảng 2 lần/ngày thì các nốt mụn nước sẽ mau khô, hạn chế viêm nhiễm cũng loại bỏ ngứa ngáy rất hiệu quả.

Chữa tổ đỉa hiệu quả bằng trầu không cùng với rau răm

Để thực hiện bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa cùng vơi rau răm, bạn hãy chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không cùng 20 cây rau răm cho 1 ngày sử dụng.

– Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu xong xuôi, bạn hãy làm sạch trầu không cùng với rau răm, bỏ phần gốc và các lá hư. Tiến hành vò nát 2 loại này rồi đun sôi cùng với 2 lít nước.

– Lấy nước lạnh pha loãng cùng với nước đun hỗn hợp trên để bớt nóng rồi dùng nó rửa vết thương 2 lần/ngày.

– Sử dụng hỗn hợp này sẽ giúp người bị tổ đỉa loại bỏ các bong tróc, tế bào chết, sát khuẩn vết thương cũng như tiêu viêm, trị ngứa, dưỡng ẩm.

Bên cạnh những bài thuốc dân gian này, bạn cũng cần sử dụng thuốc Tây kết hợp theo đơn của bác sĩ chuyên khoa và theo dõi tiến triển có hiệu quả hay không.

Trên đây là những cách chữa tổ đỉa cùng lá trầu không mà bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng. Hy vọng mọi người sẽ có được những kiến thức tốt nhất để phòng và chữa tổ đỉa hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *