Theo thông tin hiện nay thì Sở GTVT TPHCM hiện đang quản lý khoảng 7,3 triệu xe máy và hơn 600.000 xe ô tô các loại. Số lượng xe máy hiện vẫn còn đang tăng cao do số lượng đăng ký hàng ngày lên tới hơn 1000 xe máy các loại. Chúng ta không thể phủ định việc xe máy hiện đang là phương tiện chủ yếu cho việc đi lại của người dân Thành phố.
Đại biểu Quốc hội lên tiếng trong việc giải quyết vấn đề về xe máy
Theo đại biểu PGS. TS Phạm Xuân Mai (nguyên trưởng khoa Kỹ thuật Giao thông – ĐH Bách Khoa TP HCM) cho biết: ” Hiện nay tại Việt Nam do xe máy lưu thông là phương tiện chủ yếu nên khi chính quyền muốn dẹp bỏ phương tiện này thì một làn sóng phản đối lại trỗi lên mạnh mẽ.
Từ những nền văn minh của các nước phát triển mà chúng ta cần phải tiếp thu, tỉ lệ xe máy/ đầu người của Việt Nam khá cao 907/1000 dân, Bangkok 323/1000, Trung Quốc 204/1000 dân. Nhìn vào đó ta thấy nguyên nhân kẹt xe là do xe máy qúa đông và phương tiện giao thông công cộng chưa phát triển. Và còn một số tồn động khác mà ta cần quan tâm.
Hạn chế xe máy bằng cách đánh thuế và tuyên truyền cho người dân về phương tiện công cộng
Chúng ta đừng nên lấy yếu tố là người dân còn nghèo nên chưa thể đi phương tiện công cộng, chúng ta phải dám tư tin và làm như Trung Quốc và các nước xung quanh như Singapore. Họ hạn chế xe máy bằng cách đánh thuế xe máy cao, hạn chế ngành công nghiệp chế tạo xe máy mới, ngừng nhập khẩu xe máy.
Nếu muốn xã hội phát triển thì việc giảm kẹt xe cũng góp phần tăng thêm doanh số thu nhập cho cả nước. Lấy ví dụ khi đi máy bay mà xảy ra tai nạn ta có thể thấy hậu qủa thật là nặng nề nhưng nếu tai nạn xảy ra nhiều như vậy thì ai còn dám đi máy bay nữa. Nhưng với tai nạn xe máy thì khác, tuy mỗi ngày tai nạn xảy ra nhưng hậu qủa của nó thường ít bị để ý do số lượng qúa thấp. Công cuộc này đáng ra phải thực hiện từ lâu nhưng bây giờ thì qúa muộn nhưng cũng không phải qúa trễ để thực hiện.
Hãy xem những nước tiên tiến giải quyết vấn để giao thông công cộng
Từ một nước sử dụng xe máy nhiều đến việc hạn chế xe máy vào các thành phố lớn mà chúng ta đang học hỏi từ Trung Quốc và Singapore có thể thấy đó là lý do hoàn toàn chính xác và cần thực hiện nhiều. Chúng ta đừng vin vào cớ nước ta tình trạng dân số nghèo trình độ thấp mà coi việc hạn chế xe máy là điều cần được bàn sau. Hãy dũng cảm lên và chúng ta sẽ thực hiện được.
Mặt khác, theo ông Thanh, cứ mỗi lần có đề xuất cấm xe máy cá nhân là lại “có nhiều ý kiến bàn lui vì lo ảnh hưởng đến người nghèo” nên chính quyền lại chùn tay. “Tôi nói thẳng, Việt Nam không còn là nước nghèo nữa hay nói đúng ra là nước ta thoát nghèo và đang là nước đang phát triển, đừng lấy cái nghèo ra để dọa nhau”, ông Thanh nói lên quan điểm của mình .
Theo tính toán của chuyên gia, tổng thiệt hại do xe máy gây ra hàng năm là hơn 6,1 tỷ USD, chiếm 13,4% GDP của TP HCM – làm kéo lùi sự phát triển 7-8%. Một cách gián tiếp, xe máy đang làm giảm đà tăng trưởng của thành phố.
Tranh luận vẫn diễn ra và đang cần cái kết cho vấn đề giao thông
Cũng theo ông Trọng, trong cuộc tranh luận về giao thông đô thị, có đề xuất hạn chế và cấm hẳn xe máy nhưng cũng có đề xuất hạn chế và cấm ôtô cá nhân. Nếu xét trên phạm vi rộng (toàn thành phố) có thể đã có rất nhiều nơi đã làm được như khoảng 150 thành phố ở Trung Quốc, hay Yangon ở Myanmar, Singapore…; còn theo hướng cấm ôtô thì chưa ở đâu thực hiện được vấn đề này.
“Cấm ôtô cá nhân là cực đoan không tuân theo sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ , chống lại văn minh và chỉ có thể thực hiện khi người dân thành phố sử dụng giao thông công cộng để đi làm, mua sắm. Không thể đặt vấn đề cấm ôtô cá nhân vì người dân cần ôtô cho những chuyến đi dã ngoại xa thành phố, thậm chí đi phượt ra khỏi quốc gia của mình”, ông Trọng cho biết.
Kết luận cho vấn đề giải quyết giao thông đô thị theo hướng mở
Dùng từ “cấm” rất khó để thuyết phục người dân khi mà cơ chế quản lý của chúng ta là làm không được thì cấm do đó hãy làm gì để người dân tự chủ động ” để” xe máy cá nhân ở nhà. Để làm được điều đó hãy cho người dân thấy được cái tiện lợi của phương tiện khác so với xe máy!!!!
Chẳng hạn 5-6h chiều người dân muốn đi siêu thị, nếu đi bằng xe buýt thì tầm 8-9h sao người dân về nhà? Vì xe buýt chỉ hoạt động trong khung giờ cố định. Đi taxi về nhà à? Tôi không nghĩ người dân ai cũng đủ tiền để đi. Singapore 12h đêm xe buýt vẫn còn chạy. Đây chỉ là ví dụ về sự bất tiện của phương tiện công cộng ở tp khiến người dân không thể bỏ xe máy.
Vì vậy cần sự giải quyết những bất cập trên thì mới mong người dân để bớt xe máy ở nhà và tin dùng hơn nữa hệ thống giao thông công cộng. Thành phố mình trong tương lai sẽ có tuyến Metro chạy khắp và những nút giao thông tiện lợi, hy vọng rằng chủ trương của thành phố sẽ được phát huy hiệu qủa – một vị đại biểu cho biết.
Xem thêm : Đời sống và pháp luật